4banh
Would you like to react to this message? Create an account in a few clicks or log in to continue.

Go down
avatar
Admin
Admin
Posts : 13
Join date : 2018-01-10
https://4banh.board-directory.net

Phỏng vấn Shark Vương trong thương vụ bạc tỷ Empty Phỏng vấn Shark Vương trong thương vụ bạc tỷ

Thu Feb 08, 2018 12:34 am
Phỏng vấn Shark Vương trong thương vụ bạc tỷ

Ông Shark Vương thấy Chương trình Shark Tank có gì hấp dẫn?

Tính thực tiễn cao, phần show (trình diễn) gần như không có vì không thể show với đồng tiền được.

Các cá mập muốn gì từ chương trình này?

Cơ hội có được những start-up thực sự có chất lượng mà… không quá mất công đi tìm.

Còn danh tiếng?

Cá mập chỉ tạo nên danh tiếng nếu quyết định đầu tư cho start-up hiệu quả. Phần này thì có lẽ phải đợi đến mùa sau, khi các thương vụ có kết quả và được công bố.

Điểm yếu của cá mập?

Sự quyết liệt trong thương thuyết, giành giật các thương vụ tốt có thể chưa mạnh, vì đây là mùa đầu. Cá mập cần học thêm.

Tại sao ông lại trở thành cá mập?

Tôi muốn làm việc trong một môi trường luôn đổi mới, được sống với đam mê của mình và quan trọng nhất là được làm việc với nhiều đối tác khác nhau, tìm kiếm được nhiều dự án phù hợp…

Khi cầm tấm bằng cử nhân đi tìm việc, anh đã chọn Sài Gòn?

Đúng vậy, đó là năm 1994. Sài Gòn là một chân trời mới và mọi thứ đối với tôi đều lạ lẫm. Tôi đi làm kế toán cho một DN của Đài Loan chuyên về giầy dép trong 8 tháng, cũng oách lắm, nhưng lại thấy chán vì nhiều lẽ, đặc biệt là không tìm thấy hứng thú ở lĩnh vực kinh doanh này. Tôi đã kịp ăn một cái tết Sài Gòn trước khi trở lại quê nhà và bắt đầu đi vào một lĩnh vực mới hợp với mình hơn.

Xem thêm: http://www.hamhochoi.vn/cach-tinh-gia-ban-si-hop-ly/

Đó là thép?

Thực ra, đó là một công ty xuất nhập khẩu, sản phẩm gồm có thép và xi măng. Mẹ bạn tôi làm giám đốc, thiếu người, và tôi đã đầu quân về. Không chỉ bắt tay vào công việc một cách thuận lợi mà tiền nong trong túi tôi lúc đó cũng khá rủng rỉnh. Tuy nhiên, chỉ 3 năm sau, thì Công ty xảy ra chuyện lớn, giám đốc là mẹ của bạn tôi đã đột ngột ra đi vào cõi vĩnh hằng. Công ty rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí bế tắc.

Và quyết định chính xác lúc đó của anh là… ra đi?

Có lẽ vậy. Từ Thái Bình tôi đã khăn gói lên Hà Nội, với những kỹ năng và kinh nghiệm đã có, tôi được nhận làm giám đốc thuê cho một công ty kinh doanh xe máy. Sau hai năm làm việc tại đây, tôi bắt đầu cảm thấy “bức bối” và muốn “bung ra”. Rồi Luật Doanh nghiệp năm 2000 ra đời đã tiếp sức cho tôi hành động. Ngày 6/3 năm đó, Công ty Thép Bắc Việt ra đời và tôi là 1 trong với 4 thành viên sáng lập.

Hỏi thật nhé, lúc đó, trong túi anh có bao nhiêu tiền?

Tôi là con út trong một gia đình nghèo, có tới 7 anh chị em, mẹ mất sớm từ khi tôi đang còn là sinh viên. Năm 1997, khi tôi lấy vợ, bao nhiêu tiền nong tích góp được sau mấy năm đi làm thuê cũng chỉ đủ mua 1 căn phòng tập thể bé con con. Lúc quyết định thành lập Công ty, tôi phải gõ cửa vay mượn nhiều người, tổng cộng được khoảng 300 triệu đồng.

Bây giờ, khi đã làm chủ một thương hiệu có uy tín, thường xuyên có những lô hàng xuất khẩu trị giá hàng triệu đô la thì đồng tiền có ý nghĩa như thế nào với anh?

Không biết sau này tôi có thay đổi cái nhìn về đồng tiền hay không, nhưng quả thực, hiện tại, kiếm tiền không phải là mục tiêu số 1 của tôi. Với tôi, điều quan trọng nhất của người làm kinh doanh là danh tiếng. Danh tiếng của doanh nhân mới thực sự có ý nghĩa, chứ không phải là doanh số. Với tôi, “uy tín quý hơn vàng”. Để bảo vệ chữ tín, tôi sẵn sàng hy sinh quyền lợi của mình vì khách hàng. Trong 10 năm qua, điều tôi hài lòng nhất là mình đã gắn bó với thương trường mà không gây ra bất cứ “oán thù” gì. Điều này không đơn giản, muốn làm được, người kinh doanh phải biết đứng trên mọi mâu thuẫn về quyền lợi và phải có được tiếng nói trọng lượng trong hiệp hội ngành nghề của mình…

Thực tế cho thấy, để tồn tại trên thương trường khắc nghiệt hôm nay, ngoài chữ tín ra, những người lãnh đạo DN còn cần phải có “cái đầu” – tức tầm nhìn xa trông rộng. Anh có tự tin về điểm này, nhất là khi đứng trước các cộng sự, đối tác, khách hàng…?

Khi gây dựng Thép Bắc Việt, 4 anh em chúng tôi đã ngồi với nhau bên chén rượu trắng. Vốn là bạn bè, tất cả đều nhất trí bầu tôi làm giám đốc. Tôi tin là các cộng sự của tôi đã nhìn đúng về tôi, tin tưởng ở khả năng lãnh đạo và sự nhạy cảm trong kinh doanh của tôi. Lúc đó, dù đã bỏ thép đi làm việc khác mất vài năm, song khi quay lại tôi vẫn đủ tự tin. Tuy nhiên, tôi cũng không bào giờ quên rằng, quyết định đầu tiên của tôi trong vai trò giám đốc lại là một quyết định sai lầm!

Và anh đã phải trả giá?

Đúng vậy! Trong những ngày đầu tiên nhậm chức, tôi đã quyết định nhập một lô hàng của Đài Loan. Kết quả là lỗ gần hết vốn. Quả là nóng vội thường dẫn đến hỏng việc, mà người trẻ lại thường hay mắc phải sai lầm này.

Âu cũng là “học phí”! Lúc đó tâm trạng anh ra sao?

Rất lo. Tôi về nói với vợ, may mà cô ấy bảo: “Mình đi lên từ số 0, nếu có trở về số 0 cũng chẳng sao!”. Nhờ câu nói ấy mà tôi mới không chùn bước. Từ đó, làm gì tôi suy nghĩ, tính toán cẩn thận hơn.

Vậy, trong số quyết định của anh sau này, quyết định nào là “đáng giá” nhất?

Đó là quyết định đi thuê đất, mua sắm máy móc thiết bị để việc sản xuất thép đi liền với kinh doanh thép. Nhờ thế, chỉ 1 năm sau Thép Bắc Việt đã lấy lại được phần vốn đã mất và từng bước tìm được chỗ đứng trên thị trường. Trong quá trình xây dựng thương hiệu, chúng tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi công nghệ sản xuất của nước ngoài, chấp nhận tốn kém, lặn lội tới nước Nhật để học cách quản lý của họ.

Nghe nói, anh chính là người đã đưa ra một “định nghĩa mới” về thép: “cơm” của nền công nghiệp”…

Đúng vậy, nhưng “gốc gác” định nghĩa đó là của người Nhật: “Thép là nguồn lương thực của nền công nghiệp”, tôi chỉ là người “nói lại” theo cách của người Việt mà thôi. Nền muốn biết nền kinh tế của một quốc gia có phát triển hay không hoặc phát triển đến đâu thì một trong những chỉ số hàng đầu để đánh giá chính là sự tăng trưởng của thép. Sự phát triển của mỗi quốc gia vì thế, được “đo” bằng những kilogam thép trên đầu người. Hiện Việt Nam mới chỉ đạt gần 100 kilogam thép/đầu người (khoảng 10 triệu tấn/86 triệu dân), trong khi sản lượng thép trên đầu người của Nhật Bản gấp chúng ta rất nhiều lần, dù chất lượng thép của họ không hơn thép Việt Nam là bao.

Có thể nói, anh đã đi lên từ thép, làm giàu từ thép, nhưng cũng lao đao vì thép. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động đến Thép Bắc Việt như thế nào? Giải pháp mà anh đã áp dụng để ứng phó với sự trồi sụt của thị trường là gì?

Thép Bắc Việt có hai mảng hoạt động chính là kinh doanh – phân phối thép và sản xuất cơ khí. Khủng hoảnh kinh tế đã làm cho giá thép thế giới giảm mạnh (nếu tháng 6/2008 là 1.000 USD/tấn thì đến tháng 3/2009 chỉ còn 400USD/tấn). Khó khăn chung của các DN thép là hàng tồn kho và Thép Bắc Việt không phải là ngoại lệ. Mặt khác, tháng 8/2008 Chính phủ lại có chủ trương hạn chế DN xuất khẩu thép nên lượng hàng tồn đọng càng nhiều hơn.

Giải pháp chính của chúng tôi là xuất khẩu tái xuất nhanh hàng hoá; chú trọng vào mảng sản xuất cơ khí nhằm vào các công trình có sự kích cầu của Chính phủ, tập trung đầu tư mở rộng nhà máy lúc vật liệu xuống giá. Dĩ nhiên, để làm được điều này thì phải tạo được niềm tin với ngân hàng khi đi vay. Bài học mà tôi rút ra trong khủng hoảng là phải “thực tế” với chính mình, có giải pháp để kiểm soát rủi ro tài chính và kiểm soát chi phí để giảm giá thành, có sự đầu tư để nâng cao chất lượng lao động…

Nếu nhìn từ ngành thép, theo anh, cho đến nay, nền kinh tế trong nước đã có dấu hiệu phục hồi rõ nét chưa?

Chưa rõ nét, nhưng đã có dấu hiệu phục hồi, ít nhất là về tâm lý.

Xem thêm: tai video facebook
Back to top
Permissions in this forum:
You cannot reply to topics in this forum